THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY BẢO HIỂM

Kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khác với các công ty thông thường. Công ty bảo hiểm không thực hiện đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch đầu tư hay các cơ quan đăng ký kinh doanh khác mà phải đăng ký hoạt động và chịu sự giám sát của Bộ Tài chính – Cục Quản lý giám sát bảo hiểm.

Công ty Luật TNHH MTV Việt Phúc – VPLaw tư vấn thủ tục thành lập công ty bảo hiểm theo pháp luật hiện hành như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000;
  • Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010;
  • Nghị định số 73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật kinh doanh bảo hiểm.

Điều kiện được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm


Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau thì được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

    • Đối với tổ chức nước ngoài: Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
    • Đối với tổ chức Việt Nam: Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
  • Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;

4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
  • Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
  • Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
  • Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau


  • Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
  • Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
  • Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
  • Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm


Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tới Bộ Tài chính.

Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định.

Lưu ý: Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động


Sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục sau:

  1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài;
  • Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
  • Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài;
  • Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
  • Số và ngày cấp Giấy phép;
  • Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.
  1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.
  2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức hoạt động:
  • Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);
  • Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định pháp luật;
  • Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
  • Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;
  • Ban hành các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài).

Lưu ý: Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.

VPLaw cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm ở mọi giai đoạn, tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ yêu cầu bồi thường đồng thời hỗ trợ và đại diện khách hàng giải quyết trong suốt quá trình tranh chấp (nếu có).

Liên hệ ngay cho VPLaw để được tư vấn, báo giá dịch vụ qua số tổng đài tư vấn 0865576604 hoặc gửi email đề nghị tư vấn đến info@vplaw.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *