CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”

Nguồn: Wikipedia

Theo Luật đầu tư 2014, có các hình thức đầu tư cơ bản như sau:

      1.Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo và phải đáp ứng các điều kiện luật định.

     2.Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam

‣ Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

‣ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

‣ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

‣ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

‣ Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

‣ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

‣ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

‣ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

‣ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.

Sau khi thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch đầu tư, thông tin của thành viên/cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cập nhật lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại dangkykinhdoanh.gov.vn

     3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

     4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

VPLaw cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư… theo yêu cầu với dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp và giá cả phải chăng.

Mọi vướng mắc liên quan đến đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ VPLaw để nhận được sự hướng dẫn tận tình nhất từ các luật sư và các chuyên gia hàng đầu qua số tổng đài tư vấn 0865576604 hoặc gửi email tư vấn đến info@vplaw.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *