BẢN TIN PHÁP LÝ SỐ 02 THÁNG 4/2022

Tăng mức hình phạt đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm trên đường cao tốc


Ngày 28/12/2021, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Đáng chú ý Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã tăng, mức phạt tiền đối người điều khiển ô tô chở khách, chở người có hành vi đón, trả khách trên đường cao tốc lên từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng kể từ ngày 01/01/2022.

Ngoài ra, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng bổ sung hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc là hành vi vi phạm tại điểm d, khoản 7 Điều 5. Theo đó, mức phạt tiền

Nghị định 123/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Bổ sung nhiều hành vi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán


Nội dung này được đề cập trong Nghị định 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP, nhiều quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán vừa được bổ sung, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 – 150.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển số tiền thu được từ đợt phát hành thêm vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa không đúng thời gian quy định tại Điều 141 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 – 70.000.000 đồng đối với công ty đại chúng không thực hiện thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa hoặc về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 – 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện bán cổ phiếu quỹ trước thời gian quy định; không hoàn thành việc bán cổ phiếu quỹ trong thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 70.000.000 – 100.000.000 đồng đối với hành vi bán cổ phiếu quỹ mà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc không đúng với phương án đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc nội dung đã công bố thông tin ra công chúng.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 – 200.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch hoặc sai sự thật.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với công ty đại chúng khi không đảm bảo:
    • Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; không đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành;
    • Cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập; không đảm bảo thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và không thuộc các trường hợp pháp luật quy định;
    • Cơ cấu có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Ủy ban kiểm toán.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi bán cổ phiếu quỹ trước thời gian quy định; không hoàn thành việc bán cổ phiếu quỹ trong thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch hoặc sai sự thật.

Nghị định 128/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng


Theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 07/12/2021 nhằm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, thì từ ngày 01/01/2022 mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 sẽ được điều chỉnh tăng thêm 7,4% đối với một số đối tượng nhất định.

Các đối tượng được hưởng mức lương hưu, trợ cấp BHXH bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động;
    Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
    Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 
    92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, v.v.;
  • Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg, v.v.;
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CPngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBTngày 13/10/1981;
  • Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg;
  • Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg; và
  • Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

Ngoài ra, Nghị định 108/2021/NĐ-CP còn điều chỉnh tăng mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng nghỉ hưu trước ngày 01/01/1995 có mức hưởng dưới 2.500.000 đồng/tháng. Mức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh, cụ thể như sau:

  • Mức hưởng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống sẽ được tăng thêm000 đồng/người/tháng; và
  • Mức hưởng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng thì sẽ tăng lên bằng500.000 đồng/người/tháng.

Bổ sung về hồ sơ thẩm định, chấp thuận khoản vay nước ngoài


Ngày 14/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09/2022/TT-BTC sửa đổi Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo đó, trong Công văn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương vay nợ nước ngoài, doanh nghiệp phải bổ sung ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về:

  • Sự cần thiết của khoản vay nước ngoài.
  • Khả năng cân đối vốn đối ứng của doanh nghiệp.
  • Khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài.
  • Năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thông tư 09/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2022.

Điều kiện xin cấp bản sao Giấy khai sinh, trích lục hộ tịch


Ngày 04/01/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTP về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BTP này quy định, người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, bản sao Giấy khai sinh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết gồm:

  • Tên giấy tờ hộ tịch;
  • Số, ngày, tháng, năm đăng ký, cơ quan đã đăng ký việc hộ tịch.

Trường hợp không cung cấp được đầy đủ các thông tin nêu trên, thì người yêu cầu phải cung cấp được thông tin cơ bản trong giấy tờ hộ tịch đã đăng ký để có cơ sở tra cứu.

Ví dụ:

  • Đề nghị cấp bản sao Trích lục kết hôn nhưng không cung cấp được số Giấy chứng nhận kết hôn, ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn thì phải cung cấp được các thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của vợ và chồng.
  • Đề nghị cấp bản sao Giấy khai sinh nhưng không cung cấp được số Giấy khai sinh, ngày, tháng, năm đăng ký khai sinh thì phải cung cấp được họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh; họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ người được khai sinh.

Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, bản sao Giấy khai sinh không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp các thông tin không chính xác, không thể tra cứu được thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.

Thông tư 01/2022/TT-BTP có hiệu lực từ 18/2/2022.

Tăng mạnh mức phạt tiền hành vi xây nhà lấn đất hàng xóm


Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022, trong đó tăng mạnh mức phạt tiền với hành vi xây nhà lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian của cá nhân khác.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 000.000 – 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 000.000 – 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 000.000 – 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Trước đây, Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ quy định chung hành vi lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng bị phạt tiền từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Bên cạnh đó, mức phạt đối với hành vi xây nhà không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định cũng thay đổi như sau:

  • Phạt tiền từ 000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi xây nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 000.000 – 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế, kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/01/2022.

Các nhóm tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản


Ngày 08/02/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTP về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BTP này quy định 06 nhóm tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản như sau:

  • Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá.
  • Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.
  • Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản.
  • Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.
  • Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.
  • Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định

Về đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí trên, tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn là tổ chức có tổng số điểm cao nhất của tất cả các tiêu chí cộng lại. Trường hợp có từ hai tổ chức đấu giá tài sản trở lên có tổng số điểm cao nhất bằng nhau thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định lựa chọn một trong các tổ chức đó.

Thông tư 02/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 25/3/2022.

Các văn bản đáng chú ý khác:

  1. Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT quy định chi tiết về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí về đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đâu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hàn; và
  2. Thông tư 12/2021/TT-BKHĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics do Bộ trưởng BKHĐT ban hành; và
  3. Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng BLĐTBXH ban hành;
  4. Thông tư 05/2022/TT-BCTngày 18/02/2022 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực; và
  5. Thông tư 08/2022/TT-BTC ngày 09/02/2022 quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Bản tin này nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về văn bản pháp luật mới được ban hành mà không nhằm mục đích cung cấp các tư vấn pháp lý. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hướng dẫn chi tiết về các quy định của những văn bản pháp luật nêu trên hoặc cung cấp văn bản miễn phí, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Việt Phúc qua số tổng đài tư vấn 0865576604 hoặc gửi email tư vấn đến info@vplaw.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *