THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

02 trường hợp Khai nhận di sản thừa kế

❇️  Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;

❇️  Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 58 Luật Công chứng

Hồ sơ

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Di chúc (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng: giấy khai sinh, tờ khai gia đình…;

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;

– Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…

– Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

– Các giấy tờ nhân thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;

– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…

– Hợp đồng ủy quyền (trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Niêm yết việc thụ lý công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

– Họ, tên người để lại di sản;

– Họ, tên của những người khai nhận di sản;

– Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;

– Danh mục di sản thừa kế; và

–  “Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết”

Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

Ký Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

– Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…

– Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Ký chứng nhận và trả kết quả

Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.

Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ VPLaw để nhận được sự hướng dẫn tận tình nhất từ các luật sư và các chuyên gia hàng đầu qua số tổng đài tư vấn 0865576604 hoặc gửi email đề nghị tư vấn đến info@vplaw.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *