Đổi CMND sang căn cước công dân
Theo lộ trình được đề ra tại Luật Căn cước công dân năm 2014, năm 2020, thẻ căn cước công dân được cấp thống nhất trên cả nước thay vì chỉ một số tỉnh, thành như trước đây.
Theo đó các địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật Căn cước công dân năm 2014 thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2016; chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của luật mới.
Kể từ ngày 01/01/2020, những đối tượng phải đổi CMND sang căn cước công dân bao gồm:
• Người có CMND hết hạn.
• Người có CMND hư hỏng, không sử dụng được.
• Người bị mất CMND.
• Người thay đổi họ tên, ngày tháng năm sinh.
• Người thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
• Người có thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Vậy nên, đối với những trường hợp CMND còn hạn sử dụng và không thuộc các trường hợp nêu trên vẫn được sử dụng tiếp tục cho đến khi hết hạn.
Địa phương phải công khai việc hỗ trợ cho người gặp khó khăn do Covid
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 91/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2020.
Liên quan đến việc tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các địa phương phải công khai việc thực hiện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để người dân giám sát.
Theo tinh thần của Nghị quyết, việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi và các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát để hỗ trợ đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách. Đồng thời, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cũng xem xét việc hỗ trợ người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương, bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, tại Nghị quyết này, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các địa phương, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như các vùng kinh tế trọng điểm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.
Quan trọng nhất là nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục mạnh mẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân; thu hút mọi nguồn lực cho phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương…
HCM: Trong 2 giờ, thông tin trẻ bị xâm hại phải được xác thực
Ngày 08/6/2020, UBND TP. HCM ban hành Quyết định số 2017/QĐ-UBND quy định về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn.
Theo đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác) cho UBND/Công an xã, phường, thị trấn khi phát hiện hoặc có thông tin về trường hợp trẻ bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục.
Trong vòng 02 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin vụ việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em phường, xã, thị trấn phải báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tính xác thực của thông tin cho Chủ tịch UBND và Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em phường, xã, thị trấn để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp.
Đồng thời, mọi thông tin liên quan đến trẻ bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục đều phải bảo mật và kết quả trưng cầu giám định, khám giám định chỉ được cung cấp đối với cơ quan công an, cơ quan cảnh sát điều tra để phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm.
Trong trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục thì phải được hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời, nhanh chóng, phù hợp, vì quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ emngười nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy… tại 15 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2020. Bắt đầu năm 2021 trở đi, thông qua đánh giá kết quả đạt được sẽ xem xét quyết định việc mở rộng trên phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 770/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 05/6/2020) phê duyệt Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Hội Luật gia Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 – 2024 thông qua ngày 13/9/2019.
Theo đó, Điều 7 của Điều lệ nêu rõ tiêu chuẩn hội viên như sau:
• Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, tán thành Điều lệ Hội.
• Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức, tán thành Điều lệ Hội, có công đóng góp cho Hội và tự nguyện xin gia nhập Hội có thể được công nhận là hội viên danh dự.
• Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền bầu cử, ứng cử, đề nghị vào các cơ quan lãnh đạo Hội, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội.
Ngược lại, Điều lệ cũng nêu rõ trường hợp đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên, cụ thể là:
• Hội viên chết.
• Hội viên không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí liên tục từ 02 năm trở lên.
Phải trả kết quả chứng thực giấy tờ ngay trong ngày làm việc
Bộ Tư pháp mới đây đã ban hành Quyết định 1329/QĐ-BTP (có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2020) về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Theo đó, các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc giấy chứng nhận, sau khi người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu phải giải quyết trong ngày hoặc nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ phải giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ phức tạp mà cơ quan không thể đáp ứng được thì có thể kéo dài thời hạn chứng thực thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Ngoài ra, Quyết định này nêu rõ 05 loại giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, cụ thể là:
• Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
• Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
• Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
• Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
• Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Các văn bản đáng chú ý khác:
1.Quyết định 279/QĐ-UBDT năm 2020 có hiệu lực từ ngày 10/06/2020 về Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
2. Quyết định 1249/QĐ-BTNMT có hiệu lực từ ngày 04/6/2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 20/5/2020.
4. Quyết định 18/2020/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/06/2020 về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bản tin này nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về văn bản pháp luật mới được ban hành mà không nhằm mục đích cung cấp các tư ván pháp lý. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hướng dẫn chi tiết về các quy định của những văn bản pháp luật nêu trên hoặc cung cấp văn bản miễn phí, xin vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH MTV Việt Phúc hoặc gửi email tư vấn đến info@vplaw.vn