NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng được áp dụng giữa các đối tượng nào?

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

 

Các nghĩa vụ cấp dưỡng cụ thể theo quy định của pháp luật như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp:

✳️  Con chưa thành niên;

✳️  Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì:

–  Anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em trong trường hợp:

✳️  Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình; hoặc

✳️  Em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

–  Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị trong trường hợp:

✳️  Anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

–  Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp không còn cha mẹ, anh chị hoặc cha mẹ, anh chị không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng, cụ thể:

✳️  Cháu chưa thành niên; hoặc

✳️  Cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình

–  Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

–  Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

–  Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ VPLaw để nhận được sự hướng dẫn tận tình nhất từ các luật sư và các chuyên gia hàng đầu qua số tổng đài tư vấn 0865576604 hoặc gửi email đề nghị tư vấn đến info@vplaw.vn.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *