14 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CỦA DEMING

William Edwards Deming – Chuyên gia tư vấn quản lý – Người tạo ra Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động).

Ông đã phát triển 14 nguyên tắc quản lý mà một tổ chức cần tuân thủ để thành công. Dưới đây là 14 nguyên tắc của Deming:

1. Xây dựng mục tiêu cải tiến bất biến

Hoạch định chất lượng dài hạn;

Hạn chế phản ứng bằng các giải pháp ngắn hạn;

Điều chỉnh ngay khi đánh giá được những cải tiến nào là cần thiết thay vì điều chỉnh vào cuối chu trình sản xuất.

2. Áp dụng triết lý mới

Sẵn sàng thay đổi để thích nghi với sự biến chuyển không ngừng của nền kinh tế;

Chuẩn bị cho những thay đổi cơ bản về cách thức vận hành, quản lý doanh nghiệp;

Xây dựng tầm nhìn của doanh nghiệp.

3. Ngừng phụ thuộc vào việc kiểm tra chất lượng đầu ra

Kiểm tra chất lượng trong toàn chu trình, từ đầu đến cuối để kịp thời điều chỉnh;

Việc kiểm tra chỉ là thước đo chất lượng chứ không cải tiến chất lượng;

Không chỉ tìm những điều doanh nghiệp làm sai, cần loại bỏ những điều đó.

4. Hợp tác dài hạn với các nhà cung cấp

Chất lượng phụ thuộc vào sự ổn định – sự biến thiên trong đầu vào càng nhỏ thì sự biến thiên ở đầu ra càng nhỏ;

Dừng việc đàm phán kinh doanh dựa trên mức giá thầu thấp nhất;

Hợp tác dài hạn với các nhà cung cấp nhằm thúc đẩy lòng tin và tăng sự trung thành;

Sử dụng các thống kê chất lượng để đảm bảo rằng các nhà cung cấp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp.

5. Cải tiến thường xuyên và liên tục

Cải tiến liên tục các hệ thống và các quá trình của doanh nghiệp. Áp dụng vòng tròn P-D-C-A để phân tích và cải tiến quá trình;

Tập trung vào giáo dục và đào tạo để mọi người đều có thể thực hiện công việc của họ tốt hơn;

Sử dụng Kaizen như một mô hình để giảm thiểu lãng phí và cải tiến năng suất, hiệu quả và an toàn.

6. Đào tạo và phát triển nhân viên

Đào tạo để có sự ổn định nhằm giảm thiểu biến thiên;

Xây dựng nền tảng cho các tri thức chung;

Cho phép người lao động hiểu vai trò của họ trong cả bức tranh tổng thể của doanh nghiệp;

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và tạo ra một môi trường làm việc năng động, hiệu quả.

7. Triển khai sự lãnh đạo

Hãy trong đợi nhân viên quản lý và giám sát hiểu nhân viên của mình và các quá trình họ sử dụng;

Không chỉ đơn thuần giám sát, hãy cung cấp các hỗ trợ và nguồn lực để mỗi nhân viên có thể thực hiện công việc của họ một cách tốt nhất. Hãy là một hướng dẫn viên thay vì là một cảnh sát;

Nhấn mạnh sự quan trọng của phương thức quản lý hợp tác và phong cách lãnh đạo chuyển hóa;

Tìm cách để đạt được hết khả năng mà không chỉ tập trung vào việc đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu.

8. Thoát khỏi nỗi sợ

Cho phép mọi người có thể thực hiện  tốt nhất với khả năng của họ bằng cách đảm bảo rằng họ không sợ đề xuất các ý tưởng hoặc sự băn khoăn;

Để mọi người biết rằng mục đích là đạt được chất lượng cao hơn thông qua việc thực hiện đúng nhiều việc và doanh nghiệp không đổ lỗi cho nhân viên khi sao lỗi xảy ra;

Làm cho nhân viên cảm thấy mình có giá trị, khuyến khích họ tìm các phương pháp tốt hơn để thực hiện công việc;

Hãy đảm bảo rằng nhân viên có thể tiếp cận được với quản lý và người quản lý làm việc với các nhóm để thực hiện công việc theo lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp;

Sử dụng hệ thống trao đổi thông tin mở và trung thực để loại bỏ sự lo sợ trong tổ chức.

9. Phá bỏ rào cản giữa các bộ phận

Xây dựng khái niệm “khách hàng nội bộ”  và nhận biết được rằng mỗi bộ phận/chức năng phục vụ bộ phận/chức năng khác sử dụng kết quả đầu ra của mình;

Thiết lập một tầm nhìn chia sẻ chung;

Sử dụng các nhóm làm việc liên chức năng để hình thành sự hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu các mối quan hệ tiêu cực;

Tập trung vào sự hợp tác và thống nhất thay vì sự thỏa hiệp.

10. Loại bỏ các câu khẩu hiệu chung chung

Hãy để mọi người biết chính xác doanh nghiệp muốn gì, đừng để họ phải đoán. “Dịch vụ tuyệt hảo” là một khẩu hiệu ngắn, dễ nhớ nhưng lại không rõ về nghĩa và cách thức để đạt được, trong khi thông điệp sẽ rõ ràng hơn với khẩu hiệu “Bạn có thể làm tốt hơn nếu bạn cố gắng”;

Đừng để lời nói và các khẩu hiệu dễ nghe thay thế cho sự lãnh đạo hiệu quả. Hãy làm rõ những mong đợi của doanh nghiệp và khe ngợi mọi người một cách trực tiếp khi họ làm tốt công việc.

11. Loại bỏ việc quản lý theo mục tiêu

Hãy nhìn vào cách thức mà quá trình được thực hiện chứ không chỉ các mục tiêu số học. Các chỉ tiêu về sản xuất có thể khuyến khích tăng số lượng và chất lượng thấp;

Cung cấp sự hỗ trợ và nguồn lực để mức sản xuất và chất lượng đều ở mức cao và có thể đạt được;

Đo lường quá trình hơn là những con người phía sau các quá trình đó.

12. Loại bỏ rào cản với sự tự hào về chuyên môn

Hãy để mọi người nhận sự tự hào về công việc của mình mà không bị đánh giá hoặc so sánh;

Hãy đối xử công bằng với từng người, đừng để mọi người cạnh tranh với nhau cho các phần thưởng bằng tiền hoặc phần thưởng khác;

Phát triển nấc thang trong công việc để tạo động lực cố gắng cho nhân viên.

13. Thúc đẩy đào tạo và tự cải tiến

Cải thiện các kỹ năng hiện tại của nhân viên;

Khuyến khích mọi người phát triển các kỹ năng mới để chuẩn bị cho các thay đổi và thách thức trong tương lai;

Phát triển các kỹ năng để làm cho lực lượng lao động của doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với các thay đổi và có khả năng cao hơn trong xác định và đạt được các cải tiến.

14. Thay đổi là công việc của mỗi người

Cải tiến tổ chức một cách tổng thể thông qua việc mỗi người đều có bước tiến bộ về chất lượng;

Phân tích từng bước nhỏ và hiểu rõ điều đó gắn với bức tranh lớn hơn như thế nào.

Mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ VPLaw để nhận được sự hướng dẫn tận tình nhất từ các luật sư và các chuyên gia hàng đầu qua số tổng đài tư vấn 0865576604 hoặc gửi email đề nghị tư vấn đến info@vplaw.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *